Chi tiết tin - Thị trấn Cam Lộ - Cam Lộ

 

Hình ảnh
Video clip
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 5
  • Hôm nay 77
  • Tổng truy cập 236.207

Cổng thông tin điện tử pháp điển

Post date: 17/06/2024

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 có quy định: Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển.

Theo quy định Điều 6, Điều 7 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định về cấu trúc và chủ đề của Bộ pháp điển.

Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục (có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề). Trong đề mục, tùy theo nội dung có thể có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.

- Chủ đề: Bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được xác định theo lĩnh vực.

- Đề mục: Bộ phận cấu thành chủ đề, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.

Ngoài ra, đề mục, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm được đánh số thứ tự, trường hợp có liên quan đến nội dung khác của Bộ pháp điển thì phải được chỉ dẫn.

Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện pháp điển?

Theo Điều 4 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định về thẩm quyền thực hiện pháp điển như sau:

Thẩm quyền thực hiện pháp điển
1. Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của mình.
3. Văn phòng Quốc hội thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành điều chỉnh những vấn đề không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền thực hiện pháp điển bao gồm:

(1) Bộ, cơ quan ngang bộ

(2) Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước

(3) Văn phòng Quốc hội

(4) Văn phòng Chủ tịch nước.

Các cơ quan trên có thẩm quyền thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

Riêng đối với Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước có thẩm quyền thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc do Chủ tịch nước ban hành điều chỉnh những vấn đề không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước (1) và (2)

Hướng dẫn sử dụng bộ pháp điển hiện nay năm 2024?

Hướng dẫn sử dụng bộ pháp điển hiện nay năm 2024 như sau:

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử pháp điển theo đường link dưới đây:

https://phapdien.moj.gov.vn/

Bước 2: Chọn mục bộ pháp điển để hiện thị các chủ đề, đề mục

Bước 3: Chọn các tính năng để tra cứu

Có 3 tính năng tra cứu bao gồm:

- Tra cứu theo Chủ đề.

- Tra cứu theo Đề mục.

- Tra cứu theo từ khóa.

 

Bước 4: Kết quả tra cứu pháp điển

Bấm vào xem chi tiết xem có kết quả như sau:

Bộ pháp điển điện tử

More